Mô Hình Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì? Một Số Mô Hình Tăng Trưởng

Nền kinh tế đang ngày càng phát triển thể hiện thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng, gồm có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phù hợp. Để thực hiện được điều này cần có một mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp với nền kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết mô hình tăng trưởng kinh tế là gì, phân loại và một số mô hình tăng trưởng.

  1. Khái niệm

Mô hình tăng trưởng kinh tế dịch sang tiếng anh được gọi là “Models of Economic Growth” là hình thức tượng trưng cho quá trình tổ chức huy động nguồn lực và phân bổ sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đảm bảo dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế qua từng năm, luôn duy trì với tốc độ hợp lý.

  • Phân loại mô hình tăng trưởng kinh tế

Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng: mang ý nghĩa thể hiện đặc trưng cơ bản là tăng giá trị số lượng sản xuất sản phẩm nhờ vào tăng trưởng các yếu tố như vốn đầu tư, lao động tham gia sản xuất, tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, đây là cách thức đơn giản nhất để mở rộng sản xuất, tăng thêm việc làm, tăng giá trị thu nhập,…song song với những thuận lợi này cũng có các hạn chế như năng suất lao động thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế không rõ rệt, nền kinh tế có phần trì trệ,…

Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu: thể hiện đặc trưng cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng tăng trưởng dựa vào áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại. Cải thiện hiệu quả sử dụng vốn tăng, nâng cao năng suất lao động, đóng góp của những yếu tố năng suất tổng hợp. Nền kinh tế thường hoạt động theo hướng vào các lĩnh vực, ngành tăng giá trị, chi phí sản xuất giảm, đẩy mạnh sản xuất cùng với xuất khẩu các sản phẩm có chất lượng công nghệ cao, dựa trên nhiệm vụ khai thác tốt lợi thế nền kinh tế, liên tục đồng bộ hóa hoạt động khai thác và chế biến tạo ra sản phẩm. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu còn có thể gắn liền với bảo vệ môi trường, cải thiện tăng phúc lợi xã hội,…

  • Một số mô hình tăng trưởng

Mô hình Harrod – Domar: là mô hình tăng trưởng đơn giản. Mô hình được hai nhà kinh tế học là Evsay Domar ở Mỹ cùng với Roy Harrod ở Anh vào những năm 40 và dựa theo tư tưởng Keynes, hai người nghiên cứu độc lập nhưng đã cùng lúc đưa ra mô hình giải thích vấn đề về giữa tăng trưởng và thất nghiệp có quan hệ như thế nào giữa các nước phát triển. Ngoài ra, mô hình này cũng được sử dụng ở các nước đang phát triển nhằm nhận xét mối quan hệ của nhu cầu về vốn với tăng trưởng. Mô hình Harrod – Domar luôn đánh giá tất cả đơn vị kinh tế chẳng hạn như là công ty, một ngành nào đó hay nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng bởi tổng số vốn đầu tư.

Mô hình Solow – Swan: là mô hình tăng trưởng ngoại sinh. Mô hình được đưa ra giúp lý giải cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn thông qua nghiên cứu hoạt động tích lũy vốn, tăng dân số và lao động cùng với sự gia tăng năng suất được xem như tiến bộ công nghệ. Mô hình Solow – Swan có bản chất của hàm tổng sản xuất tân cổ điển, thể hiện theo dạng hàm Cobb-Douglas. Đặc biệt mô hình đã thay thế mô hình Harrod – Domar và phát triển độc lập vào năm 1956 bởi Robert Solow và Trevor Swan.

Mô hình tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công nghệ: Đối với tăng trưởng kinh tế, tiến bộ công nghệ có ý nghĩa quan trọng giúp nền kinh tế trong nước phát triển nhanh. Theo lý thuyết, nếu công nghệ không cải thiện, tiến bộ thì năng suất cận biên có tốc độ giảm dần dẫn đến các chỉ tiêu đánh giá theo đầu người cũng giảm theo.

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội cần đề cao vai trò của vốn, lao động, khoa học và công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và có chính sách phù hợp để thúc đẩy sự tăng trưởng của các yếu tố này. Vậy bài viết trên đã cho bạn biết mô hình tăng trưởng kinh tế là gì, phân loại và một số mô hình tăng trưởng.