Điểm yếu của bản thân nên trình bày như thế nào khi phỏng vấn?

Điểm mạnh và điểm yếu là hai câu hỏi rất thường gặp trong phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy tự tin trả lời những câu hỏi liên quan đến điểm mạnh bao nhiêu thì ngược lại những câu hỏi về điểm yếu của bản thân lại khiến bạn cảm thấy e ngại và tự ti hơn bao giờ hết.

Rất rất nhiều người gặp phải những trường hợp như thế, thế nhưng phần lớn đều cho rằng việc ghi điểm với nhà tuyển dụng qua những câu hỏi liên quan đến điểm mạnh đã đủ cứu vớt lại những điểm yếu của bản thân. Cho nên, không cần quá đầu tư câu trả lời cho những điểm yếu mà thay vào đó cứ chuẩn bị tốt cho những điểm mạnh của mình là đủ. Vậy theo bạn nghĩ như thế nào về vấn đề này.

Thế nào là điểm yếu?

Điểm yếu chính là những điều mà bạn không thật sự làm tốt, không giỏi và mặc dù bạn có cố gắng thì việc đó cũng không thể hoàn thành một cách xuất sắc nhất được. Chính vì vậy, khi nhắc đến điểm yếu nhiều người càng cảm thấy khó khăn và tìm mọi cách để cải thiện nó tốt hơn. Việc sở hữu quá nhiều yếu điểm càng khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn nhất định trong cuộc sống và trong công việc.

Vậy nên làm thế nào để khắc phục được điểm yếu?

Đây là câu hỏi đơn giản nhưng để đưa ra câu trả lời cho nó quả thật là một vấn đề khó. Để cải thiện được những khuyết điểm của bản thân không điều gì tốt hơn là bạn nên cố gắng thay đổi nó từ trong suy nghĩ và cố gắng hết mình để loại bỏ những yếu điểm đó ra khỏi bản thân mỗi ngày. Bạn càng nhận thấy mình càng nhiều yếu điểm thì bạn càng phải thay đổi nó càng sớm càng tốt. Mọi việc phải nhờ tự bản thân bạn vận động và cố gắng hết mình mà thôi.

Mẹo trả lời câu hỏi liên quan đến điểm yếu như thế nào khi phỏng vấn?

Cùng tham khảo qua một số câu hỏi liên quan đến điểm yếu mà nhà tuyển dụng có thể sẽ đặt ra cho bạn: Ví dụ như:

Điểm yếu lớn nhất của bạn trong cuộc sống là gì?

Bạn cảm thấy rằng phần nào trong công việc sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn nhất?

Bạn thấy việc đưa ra một quyết định có thật sự khó khăn hay không?

Bạn từng bị đồng nghiệp, cấp trên chỉ trích vì điều gì?

Trong một cuộc phỏng vấn mang tính cạnh tranh cao như thời buổi hiện nay, bạn có thể sẽ dễ dàng đánh mất cơ hội làm việc nếu bộc lộ quá nhiều khuyết điểm khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp năng lực thật sự của bạn. Chính vì thế, việc đưa ra một câu trả lời thông minh và tinh tế cho những câu hỏi liên quan đến điểm yếu sẽ là yếu tố quyết định xem bạn có phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển hay không?

Lời khuyên dành cho bạn đó chính là khi nói đến điểm yếu bạn chỉ nên nói về vấn đề kỹ năng hay nhân cách tùy thuộc vào công việc mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn đang ứng tuyển một công việc liên quan đến chăm sóc khách hàng thì hãy nói về điểm yếu liên quan đến vấn đề kỹ thuật hay thiết bị, ngược lại nếu bạn ứng tuyển vào công việc của một nhân viên IT, thì hãy nói rằng điểm yếu của bạn nằm ở phần kỹ năng.

Cách tốt nhất là bạn không nên nói những điểm yếu ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, vì nếu bạn nói rằng điểm yếu của bạn chính là giao tiếp kém trong khi công việc bạn ứng tuyển là một chuyên viên chăm sóc khách hàng thì liệu đó có phải bạn đang gián tiếp nói với nhà tuyển dụng rằng không nên lựa chọn bạn đảm nhận vị trí công việc đó. Thay vào đó hãy nói về điểm yếu theo những chiều hướng tích cực nhất và dĩ nhiên đó là những điểm yếu liên quan đến công việc của bạn sắp tới.

Ví dụ như bạn đang ứng tuyển vị trí kế toán cho công ty tư nhân, bạn có thể trả lời điểm yếu của bản thân chính là vấn đề về vận động, hay thể trạng. Bạn có thể không thích hợp với những công việc di chuyển quá nhiều nơi như nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng nhưng ngược lại bạn dành thời gian đó làm công việc liên quan đến sổ sách để làm việc cẩn thận và chi tiết hơn. Việc liệt kê quá nhiều khuyết điểm khiến bản thân bất lợi sẽ là rào cản khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp bạn so với những ứng viên khác.

Hy vọng rằng, sau khi đọc qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm hữu ích giúp bản thân không phải mất điểm khi trả lời phỏng vấn với những câu hỏi liên quan đến điểm yếu của bản thân bạn nhé!

Chúc bạn thành công và sớm tìm được công việc thích hợp.