Phòng kinh doanh luôn đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ công ty nào, nói một cách khác thì phòng kinh doanh được xem là nơi điều hướng mọi hoạt động kinh doanh có thành công hay không? Vậy chức năng nhiệm vụ phòng kinh doanh là gì?
Một công ty muốn thành công và phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự đóng góp chung của tất cả phòng ban khác nhau. Mỗi bộ phận đảm nhận một vai trò cốt yếu làm hậu cần để hỗ trợ phòng kinh doanh tăng trường doanh số và mở rộng quan hệ khách hàng hiệu quả. Chính vì vậy, vai trò của phòng kinh doanh lúc nào cũng mang yếu tố quyết định lớn nhất. Để nắm rõ, chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh là gì, mời bạn đọc bài viết sau đây nhé!
Chức năng nhiệm vụ phòng kinh doanh là gì?
Phòng kinh doanh sẽ là nơi vạch định ra những kế hoạch kinh doanh, hướng phát triển và các chiến lược quan trọng của công ty trong từng giai đoạn cụ thể. Phòng kinh doanh sẽ phối hợp với những phòng khác như phòng kỹ thuật, phòng sales, phòng marketing, phòng nhân sự, phòng hành chính để giúp hoạt động kinh doanh bán hàng được triển khai một cách toàn diện nhất.
Đó chính là chức năng và nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh, cụ thể hơn chính là:
Thực hiện việc nghiên cứu, khảo sát thị trường, khảo sát nhu cầu khách hàng
Lên chiến lược giới thiệu sản phẩm, thu hút sự quan tâm của khách hàng
Đánh giá tốc độ triển khai dự án, phát hiện ra những vấn đề bất cập và đề xuất phương án cải thiện.
Đôn đốc công việc của những bộ phận khác, để hoàn thành tiến độ sản xuất công việc, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tiếp xúc khách hàng, thực hiện trao đổi hợp đồng với khách hàng, ký kết hợp đồng
Báo cáo kế hoạch kinh doanh cho cấp trên, và đánh giá tỷ lệ thành công cho các kế hoạch đã triển khai.
Các vị trí của phòng kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là vị trí thấp nhất trong phòng kinh doanh, tuy nhiên vai trò của nhân viên kinh doanh cũng quan trọng không kém. Họ sẽ là người trực tiếp thực hiện những hoạt động đã được triển khai từ cấp trên. Mỗi nhân viên phải có định hướng và tinh thần trách nhiệm nhất định để chủ động tìm kiếm khách hàng và mang sản phẩm đến gần hơn với các khách hàng tiềm năng.
Chuyên viên kinh doanh
Chuyên viên kinh doanh là vị trí cao hơn nhân viên kinh doanh theo hình thức chuyên viên, công việc của họ sẽ mang tính chuyên môn nhiều hơn. Họ sẽ giám sát và điều hành công việc của những nhân viên cấp dưới để họ hoàn thành công việc được giao theo đúng yêu cầu cấp trên đặt ra.
Trưởng phòng kinh doanh
Là người sẽ nắm vai trò quản lý của phòng kinh doanh, họ sẽ có quyền kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trong phòng kinh doanh và những phòng ban khác. Để trở thành trưởng phòng kinh doanh, bạn không những phải có trình độ chuyên môn nhất định, mà kèm theo đó phải là kỹ năng quản lý, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể quản lý nhân viên trong phòng ban của mình phát triển.
Giám đốc kinh doanh
Giám đốc kinh doanh được xem là vị trí cao nhất của phòng kinh doanh, chịu mọi quyền quản lý đối với tất cả nhân viên thuộc phòng kinh doanh. Đây cũng là người đại diện làm việc với các cổ đông công ty về vấn đề kinh doanh vừa qua có hiệu quả hay không?
Bên cạnh đó, nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh đó chính là đề ra những chiến lược kinh doanh để tăng doanh số theo mục tiêu công ty và tăng cường mức độ hài lòng của khách hàng. Luôn đưa ra những kế hoạch đột phá tạo mọi điều kiện để nhân viên phát huy tối đa mọi năng lực làm việc để công ty phát triển hơn nữa.
Nhìn chung, để có thể xây dựng một phòng kinh doanh đảm nhận được các công việc một cách toàn vẹn nhất đòi hỏi sự hợp tác của rất nhiều thành viên với các vị trí khác nhau. Hy vọng với bài viết này bạn đã có thể hiểu rõ chức năng nhiệm phòng kinh doanh là gì? Và song song đó bạn cũng có thể biết thêm về các vị trí của các nhân viên trong phòng kinh doanh. Nếu bạn đam mê kinh doanh, có thể tham khảo bài viết này để chuẩn bị tốt cho công việc mình yêu thích trong tương lai nhé!