Đối với những doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, nếu không có sự khác biệt lớn về sản phẩm so với thị trường thì sẽ khó cạnh tranh với các đối thủ khác. Do đó, doanh nghiệp cần có những chiến lược về giá cả tốt để có thể thu hút khách hàng nhưng vẫn đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận. Các chiến lược này gọi là định giá thâm nhập hay còn gọi là penetration pricing. Vậy Penetration Pricing là gì hãy cùng tìm hiểu nhé!
- Khái niệm
Penetration Pricing có nghĩa tiếng Việt là định giá thâm nhập, đây là chiến lược thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách đặt ra giá chào bán cho sản phẩm hay dịch vụ thấp hơn so với mức giá chung trên thị trường. Mục đích của các doanh nghiệp khi sử dụng chiến lược này là mong muốn sản phẩm của mình sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn.
Việc giảm giá thành sản phẩm để thâm nhập thị trường sẽ dễ gây lỗ vốn khởi đầu của doanh nghiệp, ngược lại sẽ thu hút được lượng khách hàng chưa từng mua sản phẩm hoặc khách hàng trung thành của đối thủ cạnh tranh. Kết hợp với các chiến lược khác, doanh nghiệp dần chiếm được sự tin dùng của khách hàng và sau một khoảng thời gian, công ty bắt đầu nâng giá trở lại, mang về lợi nhuận, xây dựng được thương hiệu trên thị trường.
- Tầm quan trọng của penetration pricing
Trong giai đoạn đầu hoạt động của doanh nghiệp, việc đưa ra một chiến lược định giá tốt sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng xâm nhập vào thị trường, tối đa hóa lợi nhuận hơn trong quá trình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Trong quá trình lập chiến lược, doanh nghiệp cũng nên xem xét các khía cạnh khác trong quá trình sản xuất và phân phối giá và so sánh với đối thủ cạnh tranh hay các sản phẩm có thể bị thay thế để đặt ra mục tiêu hoàn thành trong thời gian tới. Mặc khác, đối với khách hàng, họ thường không sẵn sàng mua những sản phẩm có giá quá cao so với chất lượng, và cũng không muốn mua sản phẩm có giá quá thấp vì tâm lý sợ hàng kém chất lượng và nếu giá sản phẩm quá thấp, doanh nghiệp sẽ bị lỗ.
- Một số chiến lược kết hợp
Economy Pricing (Định giá tiết kiệm): Để thực hiện, doanh nghiệp sẽ cắt giảm các chi phí liên quan đến marketing và sản xuất để dễ dàng tiếp cận các khách hàng ham giá rẻ và không quá khó tính.
Price Skimming (Định giá hớt váng): có nghĩa là đặt giá cho sản phẩm ở mức cao và sau đó hạ thấp giá hơn so với sản phẩm tương tự trên thị trường. Chiến lược này phép doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận ban đầu.
Bundle Pricing (Định giá theo gói): Doanh nghiệp sẽ đưa ra các gói ưu đãi khi khách hàng mua một số lượng lớn sản phẩm cùng một lúc. Chiến lược này giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng theo nhóm đông và tạo họ được lời khi đi mua sản phẩm.
- Hạn chế của penetration pricing
Mặc dù được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng vào hoạt động kinh doanh, chiến lược penetration pricing (định giá thâm nhập) vẫn có những hạn chế, bất lợi cho doanh nghiệp:
Khi giá sản phẩm thấp tạo cho người mua cảm giác sản phẩm không đạt chất lượng hoặc chất lượng thấp hơn so với sản phẩm của doanh nghiệp cùng ngành.
Mức giá ban đầu này được sử dụng trong thời gian dài nên việc tăng giá trở lại sẽ khó khăn hoặc thậm chí là không thể thực hiện được hoặc lượng khách hàng rời bỏ đáng kể.
Khả năng cao không thu được lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá thấp, không đủ chi trả cho các chi phí đầu tư ban đầu, việc đầu tư cho thời gian tới cũng gặp khó khăn, nguy cơ sẽ vĩnh viễn đứng im tại chỗ với việc kinh doanh lợi nhuận thấp.
Ngoài ra, nếu chỉ thực hiện chiến lược này mà không có những chiến lược kết hợp khác, doanh nghiệp khó có thể đạt hiệu quả cao.
Bài viết trên đưa ra những kiến thức về penetration pricing là gì, tầm quan trọng cũng như những bất lợi của chiến lược penetration pricing, và nêu ra một số chiến lược có thể kết hợp. Định giá thâm nhập có cả mặt lợi và bất lợi. Do đó, để giảm thiểu tối đa tổn thất, công ty nên lập ra một kế hoạch, mục tiêu thật kỹ lưỡng ngay từ ban đầu.