Giá Trị Sổ Sách Là Gì? Ý Nghĩa Của Giá Trị Sổ Sách

Giá trị sổ sách được sử dụng trong tài chính và có ý nghĩa rất quan trọng, nó có thể phân tích giá trị cổ phiếu và nhiều số liệu khác. Nếu bạn chưa biết giá trị sổ sách là gì cũng như cách xác định, tầm quan trọng của nó thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin cụ thể nhé.

  1. Khái niệm

Giá trị sổ sách trong kế toán được định nghĩa là giá trị của một doanh nghiệp theo sổ sách kế toán được phản ánh trong bảng cân đối kế toán. Giá trị này sẽ bao gồm tất cả tài sản cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình như máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ, nhà máy, nguyên vật liệu, tiền, bằng sáng chế, thương hiệu… thể hiện trong bảng cân đối kế toán sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ mà công ty phải trả.

Theo một nghĩa khác, giá trị sổ sách là số tiền mà cổ đông hoặc chủ nợ của công ty nhận được trong trường hợp công ty bị giải thể, phá sản và phải thanh lý tài sản và đã trừ đi các khoản chi trả nợ.

  • Công thức tính giá trị sổ sách

Giá trị sổ sách = Tổng tài sản – Tổng nợ phải trả

Tổng tài sản ở đây chỉ tính đến tài sản cố định, gồm có tiền mặt, tiền trong tài khoản, khoản đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, khoản ứng trước, nhà máy, máy móc và thiết bị,…

Tổng nợ phải tra bao gồm các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn, tiền ứng trước của khách hàng và thuế hoãn lại,…

Trong chứng khoán, cách xác định giá trị sổ sách của một cổ phiếu được tính bằng cách lấy tổng tất cả các tài sản cố định của công ty phát hành cổng phiếu đó trừ đi tổng số nợ mà công ty phải bao gồm cả giá trị thanh lý của cổ phiếu ưu đãi, sau đó lấy kết quả thu được ở trên chia cho số lượng cổ phiếu thông thường lưu hành và kết quả thu được chính là giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu. Hay ta có công thức:

Giá cổ phiếu = Giá trị sổ sách / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

  • Ý nghĩa của giá trị sổ sách

Giá trị sổ sách giúp cung cấp thông tin liên quan đến tài sản của công ty và nó cũng sẽ cho biết các cổ đông sẽ nhận được bao nhiêu tiền khi doanh nghiệp bị giải thể phải ngừng hoạt động.

Giá trị sổ sách cũng là yếu tố để tính toán chỉ số P/B. Đây là chỉ số quan trọng làm căn cứ cho các quyết định của nhà đầu tư khi muốn rót vốn vào một doanh nghiệp nào đó. Công thức tính như sau:

P/B = Giá cổ phiếu / Giá trị sổ sách

Từ công thức trên, ta có thể thấy hệ số này càng cao thì rủi ro càng lớn. Vì thế, chỉ số P/B là mối quan tâm đầu tiên của nhà đầu tư khi bắt đầu sự đầu tư, giúp nhà đầu tư xác định được giá cổ phiếu hợp lý nhất để đưa ra các quyết định phù hợp, mang lại lợi nhuận trong tương lai cho doanh nghiệp.

  • Hạn chế của giá trị sổ sách

Hạn chế đầu tiên là giá trị sổ sách là con số được tổng kết vào mỗi quý hoặc mỗi năm, thế nên nhà đầu tư chỉ có thể biết được sổ sách của công ty đã thay đổi như thế nào sau khi mà công ty cổ phần phát hành báo cáo tài chính. Giá trị sổ sách vốn có thể điều chỉnh theo quy tắc công ty, nó cũng có thể khó hiểu và khó đưa ra đánh giá. Chẳng hạn như khấu hao tài sản phải kiểm tra báo cáo tài chính của các năm trước để hiểu mức độ ảnh hưởng của nó, công ty cũng có thể sẽ kê khai mức khấu hao cao hơn giá trị của máy móc, thiết bị dù rằng giá trị của nó có thể đã giảm xuống.

Hạn chế thứ hai là giá trị sổ sách có thể không phản ánh đúng thực tế các giá trị tài sản của doanh nghiệp như máy móc, trang thiết bị được doanh nghiệp đem đi thế chấp, cầm cố để đảm bảo cho khoản vay nào đó.

Giá trị sổ sách phản ánh tình hình tài chính của công ty nhưng không phải lúc nào cũng đúng với thực tế. Vì vậy, khi xem xét giá trị này cần kết hợp với các chỉ số khác để đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Hi vọng với những thông tin trên đây bạn đã hiểu giá trị sổ sách là gì rồi phải không nào.