Điểm yếu của bản thân nên trình bày như thế nào khi phỏng vấn?

Điểm mạnh và điểm yếu là hai câu hỏi rất thường gặp trong phỏng vấn xin việc. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy tự tin trả lời những câu hỏi liên quan đến điểm mạnh bao nhiêu thì ngược lại những câu hỏi về điểm yếu của bản thân lại khiến bạn cảm thấy e ngại và tự ti hơn bao giờ hết.

Rất rất nhiều người gặp phải những trường hợp như thế, thế nhưng phần lớn đều cho rằng việc ghi điểm với nhà tuyển dụng qua những câu hỏi liên quan đến điểm mạnh đã đủ cứu vớt lại những điểm yếu của bản thân. Cho nên, không cần quá đầu tư câu trả lời cho những điểm yếu mà thay vào đó cứ chuẩn bị tốt cho những điểm mạnh của mình là đủ. Vậy theo bạn nghĩ như thế nào về vấn đề này.

Thế nào là điểm yếu?

Điểm yếu chính là những điều mà bạn không thật sự làm tốt, không giỏi và mặc dù bạn có cố gắng thì việc đó cũng không thể hoàn thành một cách xuất sắc nhất được. Chính vì vậy, khi nhắc đến điểm yếu nhiều người càng cảm thấy khó khăn và tìm mọi cách để cải thiện nó tốt hơn. Việc sở hữu quá nhiều yếu điểm càng khiến cho bạn gặp nhiều khó khăn nhất định trong cuộc sống và trong công việc.

Vậy nên làm thế nào để khắc phục được điểm yếu?

Đây là câu hỏi đơn giản nhưng để đưa ra câu trả lời cho nó quả thật là một vấn đề khó. Để cải thiện được những khuyết điểm của bản thân không điều gì tốt hơn là bạn nên cố gắng thay đổi nó từ trong suy nghĩ và cố gắng hết mình để loại bỏ những yếu điểm đó ra khỏi bản thân mỗi ngày. Bạn càng nhận thấy mình càng nhiều yếu điểm thì bạn càng phải thay đổi nó càng sớm càng tốt. Mọi việc phải nhờ tự bản thân bạn vận động và cố gắng hết mình mà thôi.

Mẹo trả lời câu hỏi liên quan đến điểm yếu như thế nào khi phỏng vấn?

Cùng tham khảo qua một số câu hỏi liên quan đến điểm yếu mà nhà tuyển dụng có thể sẽ đặt ra cho bạn: Ví dụ như:

Điểm yếu lớn nhất của bạn trong cuộc sống là gì?

Bạn cảm thấy rằng phần nào trong công việc sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn nhất?

Bạn thấy việc đưa ra một quyết định có thật sự khó khăn hay không?

Bạn từng bị đồng nghiệp, cấp trên chỉ trích vì điều gì?

Trong một cuộc phỏng vấn mang tính cạnh tranh cao như thời buổi hiện nay, bạn có thể sẽ dễ dàng đánh mất cơ hội làm việc nếu bộc lộ quá nhiều khuyết điểm khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp năng lực thật sự của bạn. Chính vì thế, việc đưa ra một câu trả lời thông minh và tinh tế cho những câu hỏi liên quan đến điểm yếu sẽ là yếu tố quyết định xem bạn có phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển hay không?

Lời khuyên dành cho bạn đó chính là khi nói đến điểm yếu bạn chỉ nên nói về vấn đề kỹ năng hay nhân cách tùy thuộc vào công việc mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bạn đang ứng tuyển một công việc liên quan đến chăm sóc khách hàng thì hãy nói về điểm yếu liên quan đến vấn đề kỹ thuật hay thiết bị, ngược lại nếu bạn ứng tuyển vào công việc của một nhân viên IT, thì hãy nói rằng điểm yếu của bạn nằm ở phần kỹ năng.

Cách tốt nhất là bạn không nên nói những điểm yếu ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, vì nếu bạn nói rằng điểm yếu của bạn chính là giao tiếp kém trong khi công việc bạn ứng tuyển là một chuyên viên chăm sóc khách hàng thì liệu đó có phải bạn đang gián tiếp nói với nhà tuyển dụng rằng không nên lựa chọn bạn đảm nhận vị trí công việc đó. Thay vào đó hãy nói về điểm yếu theo những chiều hướng tích cực nhất và dĩ nhiên đó là những điểm yếu liên quan đến công việc của bạn sắp tới.

Ví dụ như bạn đang ứng tuyển vị trí kế toán cho công ty tư nhân, bạn có thể trả lời điểm yếu của bản thân chính là vấn đề về vận động, hay thể trạng. Bạn có thể không thích hợp với những công việc di chuyển quá nhiều nơi như nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng nhưng ngược lại bạn dành thời gian đó làm công việc liên quan đến sổ sách để làm việc cẩn thận và chi tiết hơn. Việc liệt kê quá nhiều khuyết điểm khiến bản thân bất lợi sẽ là rào cản khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp bạn so với những ứng viên khác.

Hy vọng rằng, sau khi đọc qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm hữu ích giúp bản thân không phải mất điểm khi trả lời phỏng vấn với những câu hỏi liên quan đến điểm yếu của bản thân bạn nhé!

Chúc bạn thành công và sớm tìm được công việc thích hợp.

Process engineer là gì? Những kỹ năng nào process engineer cần có?

Mô tả: Process Engineer sẽ đảm nhận công việc thiết kế, giám sát và kiểm tra quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Nếu bạn quan tâm công việc này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Để sản xuất bất kỳ một sản phẩm nào từ đơn giản hay phức tạp, chúng ta đều phải có một quy trình sản xuất, bao gồm các bước để tạo nên thành phẩm cuối cùng và bán ra thị trường. Chính vì thế, nhóm ngành kỹ thuật ngày càng phát triển, trong đó process engineer được rất nhiều bạn lựa chọn. Vậy process engineer là gì? Những kỹ năng nào mà process engineer cần có?

Process engineer là gì?

Process (quy trình) là quá trình sản xuất từ các nguyên liệu thô, qua các tác động của máy móc, hóa học tạo nên những sản phẩm cuối cùng. Thế nên, process engineer hay được gọi là kỹ sư quy trình, là người chịu trách nhiệm trong việc thiết kế, thi công, giám sát và tối ưu các quy trình tại các nhà máy sản xuất như quy trình chế biến thực phẩm, chế biến các sản phẩm đông lạnh, dược phẩm hay liên quan đến quy trình chế biến khoáng sản, lọc dầu. Mỗi ngành nghề sẽ có những quy trình khác nhau, vì thế khi học đại học bạn có thể lựa chọn chuyên ngành process engineer tương ứng với ngành học của bạn.

Những kỹ năng nào mà process engineer cần có?

Kỹ năng phân tích

Để trở thành một process engineer giỏi, kỹ năng đầu tiên cần phải có đó là phân tích. Theo đó, kỹ sư quy trình phải có khả năng nhìn vấn đề với nhiều góc cạnh khác nhau, đơn giản hóa các vấn đề phức tạp, sao cho tối ưu hóa quy trình sản xuất của công ty. Bên cạnh đó, bạn sẽ là người phân tích số liệu cho từng loại máy móc, ước tính xem máy có hoạt động hiệu quả hay không và làm thế nào để quy trình hoạt động tốt nhất.

Kỹ năng phân tích phải đi kèm với hình dung về không gian, bạn phải tưởng tượng hình ảnh của vật thể trong không gian để kiểm soát và điều khiển nó một cách hiệu quả.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Khi thực hiện quy trình, chỉ cần gặp sự cố ở một bước thì cả quy trình sẽ bị hư hỏng. Chính vì thế, mỗi process engineer đều phải biết cách giải quyết vấn đề từ cấp độ cơ bản đến nâng cao. Bên cạnh đó, bạn phải đưa ra những cách xử lý nhanh chóng, để hạn chế việc trì hoãn cả một quy trình, ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong công ty.

Kết hợp với kỹ năng phân tích, khi bị lỗi quy trình, bạn cần phân tích bị lỗi ở đâu trong dây chuyền sản xuất, đồng thời đưa ra một phương án tối ưu để khắc phục. Chưa hết, bạn phải đánh giá vấn đề ở nhiều mặt khác nhau và có một cách nhìn khách quan nhất.

Kỹ năng sử dụng máy tính

Với sự phát triển công nghệ nhanh chóng như hiện nay, các thiết bị như máy tính, điện thoại đã trở thành một phần không thể thiếu trong tất cả các ngành nghề. Sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm chuyên dụng để lưu trữ dữ liệu, tính toán, vẽ biểu đồ quy trình hay đánh giá dây chuyền sản xuất.

Kỹ năng giao tiếp

Có thể nói, giao tiếp là một kỹ năng quan trọng không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống. Khi trở thành một process engineer, bạn không thể làm việc độc lập, mà phải biết cách phối hợp với cấp trên hay cấp dưới của mình. Thông thường, mỗi bước trong quy trình sẽ có những nhân viên đảm nhận khác nhau, bạn phải giao tiếp thường xuyên với họ trong suốt quá trình. Chưa hết, giao tiếp tốt sẽ giúp bạn truyền đạt những ý tưởng hay những cách thức làm việc hiệu quả cho nhân viên.

Đối với cấp trên, kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn có sự trao đổi hiệu quả để cùng đưa ra những phương hướng sản xuất phù hợp. Ngoài ra, nhờ nắm vững kỹ năng giao tiếp bạn có thể kết nối và nhận được nhiều đề xuất của nhân viên cấp dưới về quy trình xử lý sự cố, quy trình vận hành, giúp công ty tiết kiệm thời gian, nguyên vật liệu và nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm.

Nếu bạn yêu thích công việc về sản xuất hay kiểm soát quy trình, bạn có thể lựa chọn trở thành một kỹ sư quy trình. Thông qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được process engineer là gì cũng như một số những kỹ năng cần phải có của process engineer.

Các trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam hiện nay, bạn cần phải biết

Việc sử dụng các website để tìm kiếm việc làm là một trong những lựa chọn hữu ích giúp người lao động và cả nhà tuyển dụng có thể lựa chọn và tìm kiếm những ứng viên phù hợp. Cùng tham khảo xem các trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam hiện nay là những trang web nào nhé!

Thay vì phải tìm kiếm việc làm theo cách làm truyền thống, dường như tất cả mọi người đều lựa chọn các website tuyển dụng để tra cứu thông tin doanh nghiệp hoặc mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên, phải lựa chọn trang web tuyển dụng mới hiệu quả, tìm kiếm được những thông tin chính xác, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam nhé!

Careelink.vn

Được thành lập từ năm 2006 cho đến nay, Careelink được biết đến như một trong những website tuyển dụng hàng đầu nằm trong top những website tuyển dụng được phần lớn người lao động cũng như  các nhà tuyển dụng nhân sự cấp cao tin dùng. Với số lượng hơn 100.000 truy cập mỗi ngày, Careelink đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người lao động, nhà tuyển dụng trên khắp cả nước.

Đối với những công ty có nhu cầu tuyển dụng nhân sự lớn hoặc người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm tại những môi trường văn minh chuyên nghiệp, việc ứng viên sử dụng website của Careelink như một công cụ hỗ trợ đắt lực mà bạn sẽ không cần trả bất kỳ chi phí nào. Với Careelink bạn không những tìm kiếm được thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp mà còn nắm rõ các yêu cầu, mức lương cũng như môi trường làm việc từ phía đơn vị tuyển dụng một cách cụ thể.

Vieclam.tuoitre.vn

Giống như tên gọi của trang web này, Vieclam.tuoitre.vn là nơi cập nhật những thông tin liên quan đến các vấn đề tuyển dụng, các thông tin tuyển dụng cần thiết cho những người lao động trên khắp cả nước. Mỗi ngày với rất nhiều hồ sơ công việc được đăng tải, người lao động có thể dễ dàng nắm bắt thông tin, yêu cầu công việc, mức lương chính xác mà nhà tuyển dụng từ các doanh nghiệp đưa ra để nộp hồ sơ xin việc trực tiếp tại website.

Danhbavieclam.vn

Là một trong những kênh thông tin tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam, danhbavieclam.vn là nơi tập hợp rất nhiều những lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau để người lao động có thể lựa chọn. Hồ sơ hay CV của họ cũng được hiển thị trực tiếp trên trang, chính vì vậy nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhìn thấy hồ sơ xin việc online của họ để lựa chọn ra những ứng viên phù hợp, tiết kiệm được thời gian đáng kể để tìm kiếm nhân sự phù hợp.

Timviec365.vn

Tuy có thời gian hoạt động ngắn hơn so với những website tuyển dụng nổi tiếng khác, tuy nhiên timviec365.vn đã gây ấn tượng mạnh với những người tìm việc online trên khắp cả nước, bởi tính năng vô cùng tiện ích. Website tuyển dụng mang đến tính năng kép, thuận tiện cho cả nhà tuyển dụng lẫn người tìm việc.

Ngoài những thông tin tuyển dụng được cập nhật liên tục với rất nhiều ngành nghề đa dạng khác nhau, timviec365 còn có rất nhiều bài viết cẩm nang chia sẻ kinh nghiệm tìm việc với nhiều góc nhìn khác nhau hỗ trợ kinh nghiệm cho những sinh viên mới ra trường hay những bài học mới vô cùng giá trị cho những ai đã và đang gặp vấn đề khó khăn khi tìm việc làm vào thời điểm hiện tại.

123job.vn

Cuối cùng là website tuyển dụng 123job.vn, một trong những trang web tuyển dụng được đánh giá cao về mức độ uy tín của những thông tin tuyển dụng được đăng tải. Ngoài tin tuyển dụng tốt nhất, website còn giới thiệu đến top những công ty nổi tiếng uy tín được tìm kiếm nhiều nhất, chuyên mục “việc làm hấp dẫn nhất” và cẩm nang làm việc 24h dành cho những ai đang cần đút kết những kinh nghiệm thực tế trước khi bắt đầu quá trình xin việc của mình.

Một số kinh nghiệm xin việc qua các website tuyển dụng hiện nay:

Sự xuất hiện của các website tuyển dụng hiện nay đã giúp người lao động xóa đi khoảng cách với các nhà tuyển dụng trên khắp mọi miền đất nước. Việc của người lao động chỉ cần tạo hồ sơ online và nhấn nút để có thể gửi trực tiếp đến các công ty mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian xin việc trực tiếp.

Đây được xem là một trong những ưu điểm mà các website tuyển dụng ngày nay mang đến cho người lao động, tuy nhiên bạn cũng không nên vì thế mà bỏ qua những yếu tố cần thiết khi xin việc trực tuyến nếu không muốn bị tuột mất những cơ hội làm việc tốt.

Vậy bạn cần lưu ý những vấn đề gì?

Đề cao sự chính xác

Bạn hãy tận dụng tối đa những từ ngữ liên quan đến nghề nghiệp và công việc chuyên môn của mình để viết vào lá đơn xin việc theo các mẫu gợi ý một cách phù hợp. Có một số website sẽ có một số mẫu viết sẵn đơn xin việc theo từng ngành nghề nhưng bạn nên lưu ý những từ ngữ trong đó có thể sẽ thuộc chuyên môn công việc khác không chính xác và phù hợp với công việc của bạn. Cho nên, bạn phải thật cẩn thận nhé!

Nộp đơn xin việc nhiều lần

Mỗi ngày sẽ có rất nhiều hồ sơ xin việc được gửi đến các nhà tuyển dụng trên website, nếu hồ sơ của bạn được gửi sớm và nhà tuyển dụng kịp thời xem được thì sẽ rất tốt. Ngược lại, hồ sơ xin việc của bạn nộp trễ, nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian xem qua nó rất dễ bị trôi đi, làm bạn mất cơ hội xin việc sẽ rất uổng phí. Do đó, đừng ngần ngại gửi hồ sơ đến đơn vị bạn quan tâm nhiều lần nếu như không thấy được phản hồi từ họ bạn nhé!

Đảm bảo yếu tố rõ ràng và nổi bật

CV và hồ sơ xin việc trên các website thường sẽ chú trọng nhiều vào hình thức trình bày của ứng viên có bắt mắt và chỉn chu hay không. Chính vì vậy, bạn nên lưu ý cách lựa chọn mẫu CV nào cho thật thích hợp để không khiến nhà tuyển dụng nhàm chán. Lời khuyên cho bạn là tốt nhất nên tự tạo một CV xin việc sẽ gây được ấn tượng và thiện cảm hơn với nhà tuyển dụng giữa cả rừng ứng viên sử dụng các mẫu CV có sẵn đấy.

Luôn cung cấp đầy đủ thông tin

Các thông tin liên quan đến email, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội, file đính kèm bạn không nên để trống. Đây là những cơ sở quan trọng để nhà tuyển dụng dựa vào đó để xác thực các thông tin của bạn đã làm trong khoảng thời gian gần đây. Mặt khác, nó cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá được thái độ chuyên nghiệp cũng như tư duy cuộc sống của bạn thông qua các thông tin bạn ghi trên CV cho nhà tuyển dụng tìm hiểu.

Làm thế nào để tìm được thông tin tuyển dụng hiệu quả hiện nay

Sử dụng Internet/ Google

Nếu ngày xưa chúng ta phải tìm việc bằng cách mua báo đọc, xem tivi để tìm kiếm những thông tin tuyển dụng, thì ngày nay mọi việc đã có thể thuận lợi và tiết kiệm thời gian hơn qua Internet. Chỉ cần gõ một cụm từ lên google tìm kiếm từ khóa “tin tuyển dụng” bạn sẽ có ngay một danh sách những website tuyển dụng lớn nhỏ trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, có nhiều tiện ích đến vậy thế nhưng Google cũng có ưu và nhược điểm riêng, cụ thể như:

Ưu điểm:

Có thể tìm kiếm rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau

Dễ tìm kiếm, thời gian tổng hợp nhanh chóng.

Nhược điểm:

Khó kiểm định được chất lượng thông tin

Số lượng nhiều khó lựa chọn, dễ bị rối thông tin nếu không có kiến thức nhất định.

Tìm kiếm thông tin qua Facebook

Là một trang thông tin được rất nhiều người sử dụng hiện nay, Facebook đang chứng tỏ được vị thế là một trong mạng xã hội hàng đầu tại Việt Nam. Từ những thông tin mang tính giải trí đến những tin tức trong và ngoài nước đều được Facebook cập nhật liên tục. Trong đó có cả những thông tin tuyển dụng từ khắp mọi nơi từ các trang group cộng đồng, hội, nhóm hay các trang Fanpage tuyển dụng.

Ưu điểm:

Lượng thông tin lớn, cập nhật liên tục

Có thể tham khảo đánh giá thông tin từ các những bình luận của những người khác.

Có thể theo dõi thông tin tuyển dụng thường xuyên và tham khảo lý lịch của những nhà tuyển dụng.

Nhược điểm:

Thông tin mang tính phức tạp, khó kiểm chứng

Dễ xảy ra tình trạng lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân

Tìm kiếm qua các website tuyển dụng

Các trang website tuyển dụng ra đời đã hỗ trợ rất nhiều cho người tìm việc lẫn các nhà tuyển dụng. Việc sàn lọc hồ sơ và ứng viên phù hợp đã không còn quá khó khăn, ứng viên thì có thể yên tâm về độ chính xác thông tin từ các nhà tuyển dụng, không còn sợ tình trạng lừa đảo, mất tiền để xin việc như lúc trước.

Ưu điểm:

Dễ tìm kiếm, chọn lọc thông tin chính xác, cụ thể qua từng mục, và các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.

Nhược điểm:

Vẫn có một vài thông tin tuyển dụng ảo

Ngoài những cách làm trên bạn cũng có thể trực tiếp tìm việc khác như tham gia các hội chợ việc làm, ghi danh các khóa học, hội thảo, sự kiện do các công ty bạn yêu thích tổ chức để tìm hiểu thông tin ứng tuyển rõ ràng hơn. Cơ hội là do nắm lấy, nếu có thời gian và năng lực thực sự trong công việc, bạn không nên ngần ngại đợi chờ thời cơ đến. Hãy chủ động để tìm cho bản thân những môi trường làm việc lý tưởng đúng sở trường của mình bạn nhé!

Hy vọng rằng, với bài viết này chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về các trang web tuyển dụng hàng đầu Việt Nam để bạn có thể tìm kiếm được cho mình những công việc phù hợp với năng lực và sở thích bản thân. Cũng chân thành khuyên bạn nên đầu tư vào các hồ sơ tuyển dụng trực tuyến để có được lợi thế tìm kiếm việc làm tốt hơn, bởi vì không ít các ứng viên xuất sắc mỗi ngày mỗi giờ đều tranh nhau những vị trí việc làm trên các trang tuyển dụng nổi tiếng này. Chúc bạn mau chóng tìm được công việc nhé!

Quốc tế hóa là gì? Tầm ảnh hưởng của quốc tế hóa diễn ra như thế nào?

Xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng, kéo theo đó là tốc độ hội nhập và toàn cầu hóa vì thế mà cũng có bước phát triển nổi bật. Cũng từ đó nhiều thuật ngữ mới được ra đời để phục vụ cho nhu cầu phát triển của thời đại, điển hình như cụm từ “Quốc tế hóa”. Vậy bạn đã biết quốc tế hóa là gì hay chưa?

Thuật ngữ nội địa hóa và quốc tế hóa thường được đề cập trong những ngữ cảnh giống nhau, nhưng thực chất chúng có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Chúng ta hãy cùng phân tích những điểm khác biệt đó và tìm hiểu xem thực sự “nội địa hóa” và “quốc tế hóa là gì?” nhé!

Nội địa hóa là gì?

Nội địa hóa là quá trình sửa đổi cho một sản phẩm nào đó đáp ứng được những yêu cầu về văn hóa, pháp lý, ngày tháng và những quy định của một địa phương hoặc khu vực cụ thể nào đó. Việc nội địa hóa một sản phẩm sẽ giúp việc kinh doanh sản phẩm đó trên các thị trường khác trở nên dễ dàng hơn khi khách hàng có thể nhìn nhận và cảm nhận được sản phẩm.

Dĩ nhiên, quá trình này tập trung vào tất cả những thành phần người dùng có thể nhìn thấy được sản phẩm đó và cung cấp thêm những thành phần cụ thể theo từng vùng kèm theo bản dịch văn bản. Việc triển khai kế hoạch nội địa thành công sẽ giúp sản phẩm của bạn đến với thị trường toàn cầu mà không phải bận tâm về vấn đề chất lượng.

Quốc tế hóa là gì?

Thuật ngữ Quốc tế hóa sẽ khó hiểu hơn rất nhiều so với thuật ngữ nội địa hóa. Cụ thể thì “quốc tế hóa” sẽ liên quan đến những phương pháp luận và các nguyên tắc cần phải tuân theo khi bạn thiết kế hay mong muốn phát triển cho một sản phẩm nào đó, và cho phép nó dễ dàng nội địa hóa. Hay nói cách khác một sản phẩm khi được quốc tế hóa sẽ được phép nội địa hóa một cách dễ dàng và mang tính hiệu quả hơn.

Bạn có thể xem quốc tế hóa là một tư tưởng cơ bản trong từng giai đoạn nhất định, không coi quốc tế hóa như một bước đi mang tính riêng biệt trong quá trình thiết kế hay phát triển nó. Mặc dù quốc tế hóa bao gồm việc thiết kế và thực tiễn để phát triển sản phẩm để nội địa hóa thành công. 

So sánh quốc tế hóa và nội địa hóa 

Nếu như quốc tế hóa đề cập đến những thực tiễn về mặt thiết kế và phát triển để giúp một sản phẩm nào đó dễ dàng nội địa hóa thành công. Mọi quy trình của quốc tế hóa nhằm mục đích “chuẩn bị” sản phẩm nội địa hóa. Còn nội địa hóa là quá trình thực tế của việc điều chỉnh sản phẩm phù hợp cho một khu vực cụ thể.

Như vậy, là một khi sản phẩm của bạn đã trải qua quy trình quốc tế hóa thành công, bạn có thể nội địa hóa nhiều lần trong cùng một khu vực. Một sản phẩm quốc tế có thể dễ dàng nội địa hóa, sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí tối thiểu và không có bất kỳ lỗi nào.

Đặc điểm riêng của quốc tế hóa là gì?

Quốc tế hóa là những từ tồn tại trong mặt ngôn ngữ. Do đó, những từ ngữ giống nhau hoặc tương tự nhau, thường sẽ có cách phát âm giống nhau. Và chữ viết của những từ này cũng giống nhau. Sự lan tỏa của xu hướng quốc tế hóa ngày càng xuất hiện ở nhiều nước phát triển, không phân biệt quốc gia và lãnh thổ. Ví dụ như từ “hotel” nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, và khi nghỉ đến từ hotel người ta sẽ hiểu đó là khách sạn. Nhiều sự quốc tế hóa cũng xuất phát từ lĩnh vực khoa học và lan truyền trên nhiều nơi. Tuy nhiên thì về mặt ngôn ngữ là nhiều nhất.

Nhìn chung thì thuật ngữ “quốc tế hóa” không dễ hiểu nhất là đối với những người không nằm trong lĩnh vực nghiên cứu về nó. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng bài viết mang tính khái quát này sẽ giúp bạn có thể nắm được những ý cơ bản của thuật ngữ “quốc tế hóa là gì?”

Cách tạo khung trong word đơn giản tiện ích nhất?

Thiết kế một khung trong word thường được sử dụng nhằm mục đích tạo nên những trang bìa thiết kế đẹp dành cho luận văn hoặc đồ án tốt nghiệp. Tuy nhiên vẫn có nhiều bạn vẫn chưa biết cách tạo khung trong word đẹp.

Thay vì phải tốn thời gian chịu khó để tải những mẫu khung về cho bài luận văn thì bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế cho mình một khung word có sẵn với những đường nét chỉn chu không thua kém với việc tải các mẫu có sẵn trên mạng về. Bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem các bước tạo khung trong word đơn giản như thế nào bạn nhé!

Trong các phiên bản word 2007, 2010, 2013, 2016 đều có những khung viền có sẵn được thiết kế đẹp hỗ trợ cho người dùng có thể chèn vào trang word trực tiếp mà không phải tốn quá nhiều công sức. Trong đó, chức năng tạo khung viền của word được gọi là Cover page tức trang bìa.

Để có thể tận dụng khung viền có sẵn từ word bạn chỉ cần sử dụng các bước sau:

Bước 1: Đặt vị trí chuột nằm ngay đầu trang văn bản

Bước 2: Chọn Insert  Cover Page, tiếp đến bạn chỉ cần chọn những mẫu khung phù hợp là được.

Bước 3: Nhập thẻ tiêu đề cho khung viền mà bạn chọn, thế là qua ba bước cơ bản bạn đã có thể tạo cho mình một khung viền đẹp rồi đấy.

Cách tạo khung viền cho luận văn, báo cáo

Nhìn chung thì việc tạo khung viền đều giống nhau, tuy nhiên đối với khung viền trang bìa cho những bài báo cáo sẽ phải tuân thủ theo những quy định chuẩn đối với việc canh lề. Cụ thể như sau:

Trên dưới: 2 cm (Top, Bottom)

– Trái: 3 cm (Left)

– Phải: 1.5 cm (hoặc 2 cm) (right)

Để điều chỉnh tỷ lệ canh lề phù hợp bạn sẽ chọn vào Page Layout > Chọn Margin > Chọn Custom Margins…và thực hiện tùy chỉnh theo đúng quy định.

Cách tạo đường viền cho khung văn bản

Tiếp theo, bạn chỉ việc thực hiện theo những bước vừa tạo khung viền cho word như trên sẽ tạo ra một trang bìa đẹp. Tuy nhiên để khung bìa được đẹp hơn bạn cũng có thể tạo cho nó một đường viền mới, bằng cách sau:

Bước 1: Chọn trang word cần tạo khung

Bước 2: Chọn Page Layout Chọn Page Border

Bước 3: Trong Page Border chọn hộp thoại Borders and Shading, sau đó chọn Art để tạo khung viền đẹp

Bước 4: Bấm vào Apply to chọn This section để tạo khung viền cho trang đầu tiên thôi là được rồi nhé!

Bước 5: Chọn Options, trong mục Border and Shadin Options  chọn Measure from là Text. Trong mục Options bỏ hết đánh dấu trong các ô vuông để giúp đường viền được bo sát mép nhìn chuyên nghiệp hơn bạn nhé!

Thực hiện xong 5 bước nêu trên bạn chỉ cần nhấn OK cho tất cả các mục đang mở là được.

Tạo khung viền cho trang word không phải là một thủ thuật cầu kỳ, tuy nhiên tạo khung như thế nào để khung viền thể hiện được sự chuyên nghiệp là một việc không hề đơn giản. Nếu bạn lựa chọn mẫu khung viền quá nhiều hoa lá, ký tự màu sắc chắc chắn nó sẽ không phù hợp để bạn có thể nộp bản luận văn hay đồ án đó cho hội đồng chấm điểm.

Đối với những khung viền sử dụng vào mục đích bình thường, việc thiết kế để trang trí cho phần nhìn thêm thu hút tùy thuộc vào sự sáng tạo của bạn. Tuy nhiên, trong những tiểu luận, luận văn, nghiên cứu khoa học bạn không nên sử dụng những loại khung viền quá nhiều chi tiết, Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những khung viền có đường kẻ bên ngoài được tô đậm vừa phải, không nên để đường viền quá đậm sẽ gây mất thiện cảm và hơn hết nó còn không giúp dòng văn bản bên trong khung được nổi bật hơn.

Đó sẽ là một điểm trừ lớn cho bài luận của bạn, điều đó cho thấy cách tạo khung trong word cho văn bản là điều rất quan trọng. Nếu bạn không tinh ý, bạn sẽ bị khiến công sức chuẩn bị nội dung bên trong bị đánh giá thấp. Vì vậy khi tạo một khung cho trang bìa cách tốt nhất là bạn nên tham khảo những mẫu bìa của anh chị đi trước để rút kinh nghiệm cho mình bạn nhé!

Người thành công là người như thế nào? Những điều cần có

Trong cuộc đời mỗi người khi làm bất kỳ điều gì chúng ta cũng hy vọng rằng mình sẽ đạt được kết quả tốt đẹp. Trong đó, có thể là thành công trong công việc, tình cảm, gia đình… Nhưng mỗi người lại có cách nhìn khác nhau về mức độ và giá trị của thành công. Vậy khi nào thì mới đạt được thành công thật sự?

Người thành công là người như thế nào? Câu hỏi này có rất nhiều câu trả lời khác nhau, chẳng hạn bạn có một công việc ổn định với mức lương cao thì bạn cho rằng mình đã đạt thành công trong công việc. Nhưng trái lại với nhiều người đây chưa phải là điểm dừng lý tưởng và họ còn có thể làm nhiều hơn thế nữa. Thế nên, sự thành công phải do chính chúng ta cảm thấy hài lòng nhưng chung quy thường hội tụ các yếu tố sau.

Biết chấp nhận

Những người thành công luôn chấp nhận cuộc sống này diễn ra theo cách tự nhiên của nó, trong đó bao gồm những khó khăn và thử thách. Điều quan trọng là họ hòa nhập với những trở ngại và tìm cách khắc phục mà không hề than vãn hay phàn nàn. Họ chịu trách nhiệm với chính những sai lầm và sẵn sàng sửa chữa thay vì đổ lỗi để tìm ra hướng đi thích hợp.

Chấp nhận sự trợ giúp khi thật sự gặp khó khăn, đây không phải là việc làm đáng xấu hổ mà hơn hết chính họ hiểu rằng không ai có thể tránh khỏi những khó khăn trong cuộc sống. Và những người trưởng thành luôn biết chấp nhận và đối diện mà không ngần ngại để mọi người xung quanh hiểu những khó khăn mà họ đang mắc phải.

Luôn nhận ra rằng cuộc sống là sự biến hóa linh hoạt và khi một người nào đó đạt được thành công hơn họ thì không có nghĩa rằng những người này có thể chiến thắng mãi mãi. Họ chấp nhận tại thời điểm này và công nhận thành công của người khác mà nhiệt tình chúc mừng.

Cuối cùng là chấp nhận những thứ không thể thay đổi được, bởi lẽ cuộc sống quá muôn màu muôn vẻ và rất nhiều chuyện không theo ý muốn của mình. Chẳng hạn, chúng ta không cách nào thay đổi được xuất thân của bản thân nhưng chúng ta hoàn toàn có thể nỗ lực thay đổi chúng.

Suy nghĩ tích cực

Một trong những yếu tố quan trọng ở người thành công là giữ thái độ tích cực trong cuộc sống. Bởi hy vọng và niềm tin là một điều thiết yếu trong việc thực hiện các kế hoạch của cuộc đời và cũng chính nội lực mạnh mẽ này có thể giúp vượt qua những tình huống xấu nhất để trở nên tốt đẹp hơn.

Hơn ai hết, họ luôn có thái độ điềm tĩnh trước mọi việc xảy ra và luôn lựa chọn cách tốt nhất để giải quyết các vấn đề hợp lý. Có thể những rắc rối mà một người bình thường cho là lớn lao, đau đầu để tìm cách giải quyết nhưng với họ câu chuyện này trở nên bình thường.

Một người thành công luôn bận trong những suy nghĩ để đi đến sự hoàn thiện và họ không có thời gian để nghĩ về những chuyện bâng quơ hay để ý những cách nghĩ của người khác đối với mình, trừ khi cần thiết để chứng minh một điều gì đó thì họ mới thật sự để tâm. Không ai có thể dễ dàng thay đổi nguyên tắc sống và quan điểm của những người này.

Luôn hành động

Thành công không dành cho những ai dám nghĩ mà không dám làm vì hành động mới thật sự tạo ra kết quả. Do vậy, người thành công luôn có những kế hoạch, trong đó cụ thể về phương hướng và mục tiêu thực hiện, sau đó là toàn tâm theo đuổi đến cùng những tiêu chí đã đề ra. Đặc biệt, họ không dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, những thói quen xấu hoặc tỏ ra buồn chán trong quá trình thực hiện mà thay vào đó là học hỏi và rút kinh nghiệm trong mọi giai đoạn hoàn thành.

Luôn tiếp thu những cái mới để làm giàu tri thức cho bản thân, chẳng hạn việc đọc các quyển sách mỗi ngày, tìm những người bạn có cùng chí hướng có thể đồng cảm và tạo nên động lực cho họ. Đây không phải là nghĩa vụ mà là niềm vui để biến cuộc sống trở nên phong phú và đa dạng hơn.

Như vậy, bạn đã hiểu người thành công là người thế nào qua các tiêu chí nêu trên, nhưng mỗi người sẽ có những suy nghĩ và cách nhìn nhận khác nhau. Vì thế, bạn có thể đề ra các tiêu chí nhiều hơn và tốt hơn để hoàn thiện bản thân mình miễn sao chúng ta dung hòa được những suy nghĩ và hành động thiết thực thì mới tạo ra thành công như mong muốn.

HR Executive là gì? Kỹ năng cần có của HR Executive?

HR Executive là vị trí công việc chủ chốt đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong phòng ban nhân sự của bất kỳ công ty nào. Thật không sai khi nói HR Executive góp phần to lớn trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vậy HR Executive là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành HR Executive?

HR Executive là gì?

HR được viết tắt từ Human Resource, có nghĩa là quản trị nguồn nhân sự. HR Executive hay được gọi là chuyên viên nhân sự, là những người thuộc phòng HR và thực hiện các công việc liên quan đến công tác tuyển dụng nhân sự, lên kế hoạch đào tạo nhân viên, thực hiện các giấy tờ, hợp đồng lao động hay phối hợp với cấp trên đưa ra chính sách duy trì nguồn nhân lực giỏi.

Mỗi ngành nghề sẽ có những thuận lợi và khó khăn khác nhau. Theo đó, khi trở thành một chuyên viên nhân sự, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc và học hỏi nhiều nhân viên ở các phòng ban khác nhau từ công việc cho đến những định hướng nghề nghiệp của họ. Bên cạnh đó, bạn sẽ là người đóng góp quan trọng trong việc quản lý nhân sự, tuyển chọn những người tài năng và góp một phần lớn cho sự thành công của công ty.

Công việc HR Executive cần có những kỹ năng gì?

Kỹ năng giao tiếp

Để trở thành một chuyên viên nhân sự giỏi, bạn phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Thông thường, HR Executive sẽ phối hợp với sếp để đưa ra chế độ lương thưởng hay chính sách đào tạo nhân viên phù hợp. Với kỹ năng giao tiếp tốt, bạn có thể trao đổi dễ dàng với sếp, đồng thời cùng nhau bàn bạc và đưa ra những chế độ phúc lợi phù hợp cho nhân viên. Bên cạnh đó, bạn còn đảm nhận công việc trình bày với cấp trên về việc tăng lương hay thăng tiến cho một cá nhân xuất sắc trong công ty.

Chưa hết, một chuyên viên nhân sự phải biết cách khéo léo và nhạy bén khi giao tiếp bởi bạn sẽ tiếp xúc với tất cả các nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong công tác tuyển dụng cũng giúp bạn tìm được những nhân viên tiềm năng cho công ty.

Kỹ năng thuyết phục và đàm phán

Trong công việc, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những vấn đề mâu thuẫn, hiểu nhầm hay tranh chấp giữa công ty và người lao động. Lúc này, chuyên viên nhân sự sẽ đứng ra hòa giải thỏa đáng những vấn đề mà  nhân viên cũng như công ty đang gặp phải.

Ngoài ra, khi tuyển dụng nhân sự, bạn sẽ là người thương lượng các chế độ lương thưởng, phúc lợi với nhân viên mới. Thế nên, kỹ năng đàm phán là rất quan trọng giúp HR Executive có thể đưa một mức lương có lợi cho cả công ty và người lao động.

Kỹ năng quản lý thời gian

Có thể nói rằng, chuyên viên nhân sự đảm nhận rất nhiều công việc khác nhau trong công ty. Từ những công việc cố định có kế hoạch từ trước như tuyển dụng nhân sự, trao đổi với cấp trên cho đến những công việc phát sinh đột xuất như giải quyết những vấn đề mâu thuẫn từ người lao động và công ty. Chính vì vậy, để hoàn thành tốt tất cả những công việc trên, chuyên viên nhân sự phải biết cách quản lý thời gian.

Theo đó, bạn nên liệt kê ra những công việc cụ thể cần giải quyết, ưu tiên việc quan trọng làm trước. Nếu không có kế hoạch làm việc cụ thể, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng áp lực vì không biết giải quyết vấn đề nào trước, dẫn đến công việc bị trì hoãn. Hơn nữa, kỹ năng quản lý thời gian còn giúp bạn cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Theo đó, chỉ cần có một kế hoạch làm việc cụ thể, bạn sẽ có thời gian dành riêng cho bản thân và gia đình của mình.

Tóm lại, một HR Executive giỏi có thể bao quát hết toàn bộ công việc liên quan đến nhân sự như: đào tạo nhân viên, tuyển dụng, đưa ra chế độ lương thưởng… Nếu bạn yêu thích công việc liên quan đến con người, bạn có thể thử sức ở lĩnh vực nhân sự. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu HR Executive là gì cũng như những kỹ năng mà chuyên viên nhân sự cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ và thăng tiến trong công việc.

Chức năng nhiệm vụ phòng kinh doanh quan trọng như thế nào?

Phòng kinh doanh luôn đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ công ty nào, nói một cách khác thì phòng kinh doanh được xem là nơi điều hướng mọi hoạt động kinh doanh có thành công hay không? Vậy chức năng nhiệm vụ phòng kinh doanh là gì?

Một công ty muốn thành công và phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự đóng góp chung của tất cả phòng ban khác nhau. Mỗi bộ phận đảm nhận một vai trò cốt yếu làm hậu cần để hỗ trợ phòng kinh doanh tăng trường doanh số và mở rộng quan hệ khách hàng hiệu quả. Chính vì vậy, vai trò của phòng kinh doanh lúc nào cũng mang yếu tố quyết định lớn nhất. Để nắm rõ, chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh là gì, mời bạn đọc bài viết sau đây nhé!

Chức năng nhiệm vụ phòng kinh doanh là gì?

Phòng kinh doanh sẽ là nơi vạch định ra những kế hoạch kinh doanh, hướng phát triển và các chiến lược quan trọng của công ty trong từng giai đoạn cụ thể. Phòng kinh doanh sẽ phối hợp với những phòng khác như phòng kỹ thuật, phòng sales, phòng marketing, phòng nhân sự, phòng hành chính để giúp hoạt động kinh doanh bán hàng được triển khai một cách toàn diện nhất.

Đó chính là chức năng và nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh, cụ thể hơn chính là:

Thực hiện việc nghiên cứu, khảo sát thị trường, khảo sát nhu cầu khách hàng

Lên chiến lược giới thiệu sản phẩm, thu hút sự quan tâm của khách hàng

Đánh giá tốc độ triển khai dự án, phát hiện ra những vấn đề bất cập và đề xuất phương án cải thiện.

Đôn đốc công việc của những bộ phận khác, để hoàn thành tiến độ sản xuất công việc, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Tiếp xúc khách hàng, thực hiện trao đổi hợp đồng với khách hàng, ký kết hợp đồng

Báo cáo kế hoạch kinh doanh cho cấp trên, và đánh giá tỷ lệ thành công cho các kế hoạch đã triển khai.

Các vị trí của phòng kinh doanh là gì?

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là vị trí thấp nhất trong phòng kinh doanh, tuy nhiên vai trò của nhân viên kinh doanh cũng quan trọng không kém. Họ sẽ là người trực tiếp thực hiện những hoạt động đã được triển khai từ cấp trên. Mỗi nhân viên phải có định hướng và tinh thần trách nhiệm nhất định để chủ động tìm kiếm khách hàng và mang sản phẩm đến gần hơn với các khách hàng tiềm năng.

Chuyên viên kinh doanh

Chuyên viên kinh doanh là vị trí cao hơn nhân viên kinh doanh theo hình thức chuyên viên, công việc của họ sẽ mang tính chuyên môn nhiều hơn. Họ sẽ giám sát và điều hành công việc của những nhân viên cấp dưới để họ hoàn thành công việc được giao theo đúng yêu cầu cấp trên đặt ra.

Trưởng phòng kinh doanh

Là người sẽ nắm vai trò quản lý của phòng kinh doanh, họ sẽ có quyền kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trong phòng kinh doanh và những phòng ban khác. Để trở thành trưởng phòng kinh doanh, bạn không những phải có trình độ chuyên môn nhất định, mà kèm theo đó phải là kỹ năng quản lý, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể quản lý nhân viên trong phòng ban của mình phát triển.

Giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh được xem là vị trí cao nhất của phòng kinh doanh, chịu mọi quyền quản lý đối với tất cả nhân viên thuộc phòng kinh doanh. Đây cũng là người đại diện làm việc với các cổ đông công ty về vấn đề kinh doanh vừa qua có hiệu quả hay không?

Bên cạnh đó, nhiệm vụ của giám đốc kinh doanh đó chính là đề ra những chiến lược kinh doanh để tăng doanh số theo mục tiêu công ty và tăng cường mức độ hài lòng của khách hàng. Luôn đưa ra những kế hoạch đột phá tạo mọi điều kiện để nhân viên phát huy tối đa mọi năng lực làm việc để công ty phát triển hơn nữa.

Nhìn chung, để có thể xây dựng một phòng kinh doanh đảm nhận được các công việc một cách toàn vẹn nhất đòi hỏi sự hợp tác của rất nhiều thành viên với các vị trí khác nhau. Hy vọng với bài viết này bạn đã có thể hiểu rõ chức năng nhiệm phòng kinh doanh là gì? Và song song đó bạn cũng có thể biết thêm về các vị trí của các nhân viên trong phòng kinh doanh. Nếu bạn đam mê kinh doanh, có thể tham khảo bài viết này để chuẩn bị tốt cho công việc mình yêu thích trong tương lai nhé!

Học phí đại học Tôn Đức Thắng có cao hay không?

Hằng năm, có rất nhiều bạn học sinh mong muốn trúng tuyển vào trường đại học Tôn Đức Thắng. Ngôi trường nổi tiếng này được đông đảo phụ huynh kỳ vọng và đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Vậy theo bạn học phí đại học Tôn Đức Thắng có cao hay không?

Việc lựa chọn một trường đại học phù hợp với bản thân là điều không hề dễ dàng, tuy nhiên khi bạn đã lựa chọn được một ngôi trường đáp ứng đầy đủ các điều kiện năng lực và sở thích của bản thân thì vấn đề còn lại khiến bạn lo lắng đó chỉ có thể là “học phí. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn cập nhật học phí đại học Tôn Đức Thắng mới nhất, để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất khi đăng ký theo học tại ngôi trường này nhé!

Học phí đại học Tôn Đức Thắng như thế nào?

Mức học phí chuẩn của đại học Tôn Đức Thắng là bao nhiêu?

Đối với hệ đào tạo chính quy – đào tạo đại trà mức học phí chung cho tất cả sinh viên sẽ là 370.000 VNĐ/ 1 tín chỉ.

Đối với hệ đào tạo Đại học chính quy chất lượng cao, mức phí chung dành cho sinh viên theo học những ngành này sẽ là 560.000 VND/ 1 tín chỉ.

Lưu ý: Đây chỉ là mức phí áp dụng trong năm 2019, mức học phí chuẩn của đại học Tôn Đức Thắng có thể thay đổi theo từng năm. Do đó, các bạn học sinh cần phải liên tục cập nhật mức học phí mới nhất theo từng thời điểm nhé!

Mức học phí mới nhất được cập nhật tại đại học Tôn Đức Thắng năm 2020

Thứ nhất: Nhóm ngành khối xã hội như: Khoa học xã hội, ngành Luật, ngành Khách sạn – Du lịch, Việt Nam học, mức học phí sẽ là 18.500.000 VND cho một năm học.

Thứ hai: Các khối ngành tự nhiên bao gồm: Khoa học tự nhiên, khoa học, công nghệ, kỹ thuật sẽ có mức học phí trung bình khoảng 22.000.000 VND cho một năm học.

Thứ ba: Riêng với khối ngành Y dược, học phí sẽ lên đến 42.000.000 VND cho một năm học.

Trong đó, trường sẽ chia ra mức học phí tạm thu cho sinh viên mỗi ngành như sau:

Nhóm ngành Khoa học xã hội: 9.500.000 VND, trong đó sinh viên theo học ngành Việt Nam học sẽ đóng học phí 18.500.000 VND

Nhóm ngành Khoa học tự nhiên: 11.500.000 VND

Nhóm ngành Y dược: 20.000.000 VND

Học phí tạm thu của chương trình đào tạo chất lượng cao là bao nhiêu?

Đối với các nhóm ngành thuộc chương trình đào tạo chất lượng cao, được giảng dạy bằng tiếng Việt – Anh, với thời gian đào tạo trong vòng 4 năm có mức học phí tạm thu trước đối với các chuyên ngành cụ thể như sau:

Các ngành như Kế toán, ngân hàng, luật, du lịch và quản lý du lịch: 16.500.000 VND

Các ngành kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật điện tử, viễn thông, kỹ thuật điều kiển tự động hóa, thiết kế đồ họa… 17.000.000VNĐ

Các ngành marketing, ngôn ngữ Anh, kinh doanh Quốc tế, quản trị kinh doanh: 20.000.000 VNĐ

Đối với sinh viên theo học chuyên ngành ngôn ngữ Anh, sẽ có mức học phí tạm thu trước là 9.000.000 VND

Mức học phí tạm thu của chương trình đào tạo chất lượng cao hoàn toàn bằng tiếng Anh

Chương trình giảng dạy chất lượng cao 100% tiếng Anh, chia làm trường hợp cụ thể như sau:

Nếu bạn là sinh viên có đầu vào IELTS 5.0 hoặc bằng tiếng Anh có giá trị tương đương hoặc chưa đạt kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào thì bạn sẽ được gọi là sinh viên dự bị tiếng sẽ có mức học phí 27.000.000 VNĐ một học kỳ trong thời gian 6 tháng hoặc 1 năm.

Trong đó, mức học phí tạm thu và chưa tính tiền học phí tiếng Anh cho chương trình chất lượng cao 100% tiếng Anh như sau:

Các ngành như Kế toán, hay ngôn ngữ anh: 25.000.000 VND

Các ngành kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật điều kiển, kỹ thuật tự động hóa, khoa học máy tính sẽ là 24.100.000 VND

Các ngành còn lại như Quản trị kinh doanh, Quản trị Du lịch – Khách sạn, Marketing: 26.400.000 VND.

Hiện nay, tại Việt Nam trường đại học Tôn Đức Thắng đào tạo chất lượng cao nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong đó, chuyên ngành Kế toán được đào tạo cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Đây sẽ là điều kiện tốt giúp cho những ai đang có nhu cầu theo học ngành học này có thêm sự lựa chọn nhiều hơn.

Chính sách miễn giảm học phí của đại học Tôn Đức Thắng như thế nào?

Các sinh viên khi trúng tuyển vào đại học Tôn Đức Thắng sẽ được miễn giảm theo như quy định của nhà nước như sau:

Theo nghị định 74/2013/ NĐ – CP, Nghị định 46/2016/ NĐ – CP được Chính phủ ban hành vào ngày 14/05/2010 dành cho sinh viên thuộc hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn thì học phí sẽ có sự chênh lệch giữa nhà trường và học phí được miễn giảm. Vì vậy, các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn sẽ được miễn giảm về mặt học phí để theo nghị định trên. Nhà trường cũng sẽ căn cứ vào kết quả học tập – điểm rèn luyện của sinh viên thuộc diện hộ nghèo, khó khăn để có phương án hỗ trợ hợp lý.

Sau khi đọc qua bài viết này, chúng tôi hy vọng các bật phụ huynh cũng như các bạn học sinh đã cập nhật thêm được những thông tin cụ thể về học phí đại học Tôn Đức Thắng mới nhất để có sự chuẩn bị chu toàn cho sự nghiệp học hành của mình được thuận lợi hơn. Và đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để có cho mình những thông tin mới nhất nhé!

HR generalist là gì? Thực hiện những công việc nào?

Bộ phận HR được chia thành nhiều tên gọi khác nhau tương ứng với một vị trí công việc tại các doanh nghiệp. Trong đó, người ta thường biết nhiều đến HR Manager là người phụ trách việc lập kế hoạch để thực hiện việc quản lý và phát triển nguồn lực. Vậy HR generalist là gì?

Chúng ta đều biết rằng HR là bộ phận không thể thiếu đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn vì đây là bộ phận tham gia vào việc quản lý tất cả các công việc liên quan đến nguồn lực con người. Trong đó, được chia thành nhiều vị trí khác nhau như: HR admin, HR manager, Recruitment Specialist, HR generalist… Và trong bài biết này các bạn sẽ tìm hiểu HR generalist là gì?

Hr generalist là gì? Giữ vai trò gì trong doanh nghiệp?

HR generalist là người quản lý tất cả các khía cạnh về nhu cầu của nhân viên trong một tổ chức. Họ sử dụng các kỹ năng của mình để tạo mối quan hệ tốt đẹp nhằm quản lý và theo dõi các vấn đề mà nhân viên gặp phải. Có trách nhiệm đảm bảo sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của nhân viên trong các hoạt động định hướng, phát triển và đào tạo nhân sự, đồng thời thực hiện tốt vai trò là mối liên hệ giữa nhân viên với các quản lý cấp cao.

HR generalist có khả năng tìm kiếm, phân tích và báo cáo mọi thông tin của bất kỳ một nhân viên nào dù là nhỏ nhất để các nhà quản lý nắm rõ khi có nhu cầu. Nên đây là bộ phận có cơ cấu tổ chức và quản lý khoa học tạo cơ sở dữ liệu nhân viên chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Tham gia thường xuyên vào quá trình quản lý hiệu quả nên HR generalist sẽ phải làm việc chặt chẽ với các nhân viên cấp cao và quản lý cấp cao.

HR generalist vừa là công cụ giúp lãnh đạo quản lý nhân viên vừa là người giữ quyền lợi cho nhân viên bằng cách nâng cao hiệu quả chính sách bồi thường và phúc lợi.Đây là việc làm cần thiết trong việc duy trì nguồn lực trong doanh nghiệp và cũng vì thế mà họ cần nắm rõ luật lao động trong kinh doanh để biết cách áp dụng tạo ra chính sách cho công ty và các tài liệu khác.

HR generalist thực hiện những công việc nào?

Để hoạt động trong lĩnh vực nhân sự, HR generalist phải tuân thủ đúng nội quy, quy định của doanh nghiệp và đảm nhiệm các công việc sau:

Quản lý và triển khai các chính sách của công ty: Cập nhật các chính sách và thông tin đến mọi người. Làm cầu nối để đảm bảo việc thực hiện tốt các chính sách mới và đưa ra các biện pháp thực hiện hiệu quả.

Quản lý nhân sự: Bao gồm tổng hợp và theo dõi các hoạt động của nhân viên như: nghỉ phép, đi muộn, làm thêm giờ, thực hiện các nội quy hành chính,… Phối hợp với các bộ phận và đưa ra biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng lao động.

Tham gia đào tạo: Phối hợp và theo dõi chương trình đào tạo để nâng cao chất lượng nhân viên, lưu trữ các tài liệu liên quan đến việc đào tạo.

Tuyển dụng: Xác định nhu cầu nguồn lực để tuyển dụng cho các bộ phận. Đưa ra phương pháp tuyển dụng và tổ chức phỏng vấn, sau đó là thực hiện các thủ tục làm việc cho nhân viên mới.

Các báo cáo: Lên báo cáo tổng hợp các vấn đề về nhân sự, các biện pháp khắc phục và các chương trình đào tạo. Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu KPIs(Các tỷ lệ: hài lòng của nhân viên, đi làm chuyên cần, thực hiện theo đúng nội quy), báo cáo KPI hàng tháng.

Phụ trách an toàn và sức khỏe: Tuân thủ những yêu cầu về an toàn và sức khỏe, nhận diện, báo cáo nếu phát hiện các mối nguy hại, thương tích và sự cố. Thực hiện các hướng dẫn trong mọi tình huống để đảm bảo an toàn, tham gia các hoạt động cải tiến, đánh giá và kiểm tra các vấn đề về sức khỏe. Sử dụng các thiết bị bảo hộ, cảnh báo các mối nguy hại…

Những yêu cầu cần có của Hr generalist

Yêu cầu về chuyên môn: Có chuyên môn trong trong lĩnh vực nhân sự, sử dụng thành thạo vi tính văn phòng bao gồm các phần mềm: Excel, Word và một số phần mềm chuyên biệt của các doanh nghiệp, giao tiếp ngoại ngữ nếu làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, tùy vào mỗi nơi mà có yêu cầu về kinh nghiệm làm việc.


Yêu cầu về kỹ năng: Khả năng giao tiếp là yêu cầu cần thiết, khả năng quản lý, sắp xếp và giải quyết các tình huống phát sinh. Bên cạnh đó, yêu cầu về phẩm chất cá nhân như: linh hoạt, nhanh nhạy, chịu được áp lực cao và khả năng độc lập.

Vậy thì chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu HR generalist là gì qua phần trình bày trên. Với những thông tin được đề cập hy vọng rằng sẽ là tài liệu giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của  HR generalist.